Wednesday 2 March 2011

Viem tai giua cap co kha nang tu khoi

Số lượt xem: 587
Gửi lúc 18:40' 12/03/2009

Viêm tai giữa cấp có khả năng tự khỏi

Viêm tai giữa cấp rất hay gặp ở trẻ em, thường khởi phát nhanh chóng trong thời gian ngắn và thường được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, những nghiên cứu y khoa lại cho thấy, việc dùng kháng sinh trong trường hợp này là không thật sự cần thiết.

Viêm tai giữa cấp rất hay gặp ở trẻ em, thường khởi phát nhanh chóng trong thời gian ngắn và thường được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, những nghiên cứu y khoa lại cho thấy, việc dùng kháng sinh trong trường hợp này là không thật sự cần thiết.


Viêm tai giữa cấp xảy ra với hầu hết trẻ dưới 6 tuổi. Nguồn: images.google.com

 

Viêm tai giữa cấp là gì?


Viêm tai giữa là tình trạng viêm ở tai giữa. Viêm tai giữa cấp điển hình là sự ứ đọng dịch trong tai giữa kèm theo những dấu hiệu hay triệu chứng của nhiễm trùng tai: màng nhĩ phình ra kèm theo đau, hay thủng màng nhĩ, tai thường chảy ra mủ. Nhóm tuổi dễ mắc nhất là trẻ nhỏ, trẻ nhỏ hơn 27 tháng và tuổi mầm non. Hầu như mọi trẻ con đều có ít nhất một lần bị viêm tai giữa cấp trước 6 tuổi.


Điều trị viêm tai giữa không cần dùng kháng sinh


Viêm tai giữa cấp là một trong những bệnh phổ biến được chỉ định điều trị bằng kháng sinh ở trẻ em. Tuy nhiên, kết quả một số nghiên cứu lâm sàng trong 10 năm qua cho thấy cho thấy: Viêm tai giữa cấp có khả năng tự khỏi ở phần lớn bệnh nhân. Cùng với thời gian khỏi bệnh, tỉ lệ biến chứng và mãn tính hóa của bệnh hoàn toàn tương tự trong những trường hợp được điều trị bằng kháng sinh hoặc chỉ theo dõi mà không cần điều trị.


Hơn nữa, hiện tượng nhờn thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng và là mối đe dọa cho y tế toàn cầu. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là việc lạm dụng sử dụng các thuốc kháng sinh, đặc biệt là các thuốc kháng sinh thế hệ mới tại các khoa cấp cứu, bệnh viện, phòng mạch và gia đình. Điều đáng chú ý là bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh còn gây tác dụng phụ, làm rối loạn hệ miễn dịch, dị ứng, tổn thương tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột gây nấm bệnh và gây một số độc tính đặc hiệu cho các cơ quan và cơ thể.


Trong những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng gần đây nhất đăng ở tạp chí Y khoa hàng đầu của Mỹ - Jama, BS. Spiro cùng cộng sự đã rút ra một kết luận tương tự về sự không cần thiết phải dùng kháng sinh cho các bệnh nhân bị viêm tai giữa cấp.


Thực nghiệm nghiên cứu


Với viêm tai giữa, kháng sinh không có nhiều ý nghĩa trong việc điều trị viêm tai giữa cấp. Nguồn: enviroblog.org


Các tác giả đã so sánh 2 phương pháp điều trị viêm tai giữa cấp trong thời gian từ 12 /7/2004 đến 11/7/2005. Những trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi khi đưa vào khoa cấp cứu với triệu chứng của bệnh viêm tai giữa được chia thành 2 nhóm, nhóm thứ nhất được theo dùng thuốc kháng sinh trong 3 ngày và nhóm thứ 2 chỉ theo dõi mà không điều trị bằng thuốc kháng sinh.


Cha mẹ của bệnh nhân ở nhóm không dùng thuốc ngay được chỉ định: chỉ cho các cháu uống thuốc (Ibuprofen và thuốc nhỏ tai chống đau) nếu sau 48 giờ, các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm. Chuyên viên y tế có nhiệm vụ theo dõi và ghi nhận kết quả thử nghiệm đều không được biết nhóm nào dùng kháng sinh và không dùng kháng sinh.


Kết quả cho thấy, nhóm bệnh nhân được nghiên cứu đã không có sự khác biệt nào đáng kể về thời gian và mức độ của hiện tượng sốt (tăng nhiệt độ), triệu chứng đau tai hoặc số lượng các lần phải khám và chữa bệnh cũng như thời gian khỏi bệnh. Số lượng của các đơn thuốc kháng sinh cần kê thêm sau 3 ngày đã giảm từ 62 xuống còn 13% ở nhóm được dùng kháng sinh ngay so với nhóm chỉ định chờ đợi và theo dõi.


Nghiên cứu này đã khẳng định sự đúng đắn và hợp lý của phương pháp không dùng kháng sinh ngay khi bệnh nhân bị viêm tai giữa cấp mà chỉ cần theo dõi bệnh nhân, dùng thuốc giảm đau khi cần thiết. Điều này làm giảm đi rất nhiều lượng thuốc kháng sinh cần dùng, đồng thời giúp bệnh nhân tránh các tác dụng phụ, độc tính và phí tổn từ việc dùng thuốc.


Kim Hương

Nguồn tin: Sức khỏe và đời sống

Bản gốc: Sức khỏe số - Viêm tai giữa cấp có khả năng tự khỏi

No comments:

Post a Comment