Wednesday 9 March 2011

Chung lo mieng

Số lượt xem: 379
Gửi lúc 21:48' 19/01/2009

Chứng lở miệng

Lở miệng là một chỗ loét hở nằm trong khoang miệng. Hai dạng lở miệng thường gặp gồm loét Áp-tơ (loét miệng) và bệnh herpes môi (do virus herpes simplex). Một khi đã hình thành, vết lở có thể được duy trì bởi sự viêm hay các nhiễm trùng thứ phát.
Lở miệng là một chỗ loét hở nằm trong khoang miệng. Hai dạng lở miệng thường gặp gồm loét Áp-tơ (loét miệng) và bệnh herpes môi (do virus herpes simplex). Một khi đã hình thành, vết lở có thể được duy trì bởi sự viêm hay các nhiễm trùng thứ phát.


 
Ảnh minh họa (Nguồn: vietfriendly.com)

Triệu chứng

Ban đầu có cảm giác kim chích hay nóng rát đau nhói. Trong một vài ngày, chúng thường hình thành một chấm đỏ hoặc một cái bướu rồi loét hở. Lở miệng có hình oval màu trắng hay vàng và một bờ nhiễm trùng màu đỏ. Đôi khi thấy được một vòng tròn màu trắng hay quầng sáng xung quanh. Vùng có màu xám, trắng, vàng trong vành đai màu đỏ do sự hình thành các lớp sợi, một protein liên quan đến việc đông máu. Vết lở hầu như rất đau, đặc biệt khi bị kích thích, có thể đi kèm một vết sưng phồng đau nhức của các u bạch huyết nằm dưới hàm. Có người lầm nó với đau răng.

Nguyên nhân

Nhiều quá trình dẫn tới sự lở loét ở miệng. Ở một số trường hợp, chúng do phản ứng quá độ của hệ miễn dịch trong cơ thể. Các yếu tố khác: Stress, mệt mỏi, bệnh, bị thương do vô tình cắn phải, các thay đổi về hormon, kinh nguyệt, sụt cân đột ngột, dị ứng thức ăn, thiếu hụt vitamin B12, sắt và acid folic, nhiễm trùng...

Điều trị

Điều trị bằng kháng sinh và các steroid bị đảo ngược trong nhiều trường hợp, chỉ nên dùng theo ý kiến bác sĩ.  Một vài bác sĩ kê toa loại thuốc tê như lidocain cho những người bị lở miệng nhiều hay trầm trọng.  Một số người dùng gel bôi da Bonjela không cần kê đơn. Gel này chứa choline salicylate- choline salicylate giúp giảm cơn đau và chứng viêm tại chỗ.

Hải Yến Theo Bacsi.com

Bản gốc: Sức khỏe số - Chứng lở miệng

No comments:

Post a Comment