Wednesday 9 March 2011

Nao tim phuong huong nhu mot thiet bi dinh vi

Số lượt xem: 190
Gửi lúc 23:38' 19/01/2009

Não tìm phương hướng như một thiết bị định vị

Tất cả chúng ta thường ít nhất từng một lần trải qua cảm giác mất phương hướng. Cảm giác này thường rất khó chịu và thậm chí khiến chúng ta hoảng loạn. Nhưng may mắn là đối với hầu hết tất cả mọi người, cảm giác này chỉ tạm thời. Não sử dụng một số bí quyết để thay đổi thái độ của chúng ta, giữ cho cơ thể chỉ bị rối loạn trong thời gian ngắn và nhanh chóng chỉ cho chúng ta hướng đúng đắn.
Tất cả chúng ta thường ít nhất từng một lần trải qua cảm giác mất phương hướng. Cảm giác này thường rất khó chịu và thậm chí khiến chúng ta hoảng loạn. Nhưng may mắn là đối với hầu hết tất cả mọi người, cảm giác này chỉ tạm thời. Não sử dụng một số bí quyết để thay đổi thái độ của chúng ta, giữ cho cơ thể chỉ bị rối loạn trong thời gian ngắn và nhanh chóng chỉ cho chúng ta hướng đúng đắn.

 

Nghiên cứu đã cho thấy những loài động vật và trẻ nhỏ đáp ứng chủ yếu đối với các tín hiệu hình học (ví dụ như chiều dài, khoảng cách, các góc) để giúp chúng nhận ra phương hướng. Người lớn, tuy nhiên, còn có thể sử dụng các tín hiệu đặc trưng (chẳng hạn như màu sắc, bố cục, mốc báo) trong vùng xung quanh họ. Nhưng phương pháp nào đã được chúng ta sử dụng thường xuyên hơn?

Nhà tâm lý học Kristin R. Ratliff thuộc đại học Chicago và Nora S. Newcombe thuộc đại học Temple (Hoa Kỳ) đã thực hiện một loạt các thí nghiệm để khám phá liệu người lớn hay sử dụng các dấu hiệu hình học hay các dấu hiệu đặc trưng để định hướng. 


Não người là một bí ẩn mà nhân loại còn đang khám phá
(Ảnh  http://managementcraft.typepad.com)

Thí nghiệm đầu tiên thực hiện trong một căn phòng hình vuông màu trắng, lớn hoặc nhỏ với một dấu mốc (một mảnh vải nhiều màu lớn) treo trên một bức tường. Những người tình nguyện tham gia nghiên cứu đã nhìn nhà nghiên cứu đặt một loạt các chìa khóa trong một hộp ở một trong các góc. Những người tình nguyện bị bịt mắt và quay vòng quanh, để trở nên mất phương hướng. Sau khi tháo bịt mắt, họ phải chỉ ra góc nơi chiếc chìa khóa được đặt. Sau khi được nghỉ, những người tình nguyện kể trên sẽ được lập lại thí nghiệm, nhưng họ sẽ không được xem nhà nghiên cứu giấu chìa khóa. Những người này không hề được biết là trong thời gian nghỉ các nhà nghiên cứu đã di chuyển dấu hiệu tới một bức tường liền kề - sự thay đổi này buộc những người tình nguyện sử dụng những dấu hiệu hình học hoặc những dấu hiệu đặc trưng, hoặc không phải hai cái này, để định hướng chính họ và xác định vị trí chìa khóa. Đối với thí nghiệm thứ hai, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tương tự, ngoại trừ việc họ thay đổi đột ngột kích thước của phòng (những người tình nguyện di chuyển từ một phòng lớn tới một phòng nhỏ và ngược lại) trong thời gian nghỉ ngơi.  

Những kết quả của nghiên cứu, đã được báo cáo trong tạp chí Psychological Science, một tạp chí của Hiệp hội tâm lý học, tiết lộ rằng não không có một sự yêu thích hơn đối với một công cụ nào đó trong suốt thời kỳ định hướng. Trong thí nghiệm đầu tiên, những người tình nguyện đã tự tái định hướng bằng cách sử dụng các dấu hiệu hình học trong căn phòng nhỏ nhưng sử dụng những dấu hiệu đặc trưng trong căn phòng lớn hơn. Tuy nhiên, những người tình nguyện di chuyển từ các căn phòng lớn đến các căn phòng nhỏ trong thí nghiệm thứ hai cũng tin cậy vào những dấu hiệu đặc trưng, tìm kiếm dấu mốc để tái định hướng. 

Trong suốt thí nghiệm thứ hai, các nhà nghiên cứu phỏng đoán, những người tình nguyện đã có một kinh nghiệm tiềm năng trong việc sử dụng các dấu hiệu đặc trưng trong phòng lớn, do đó họ tiếp tục đáp ứng với dấu mốc có ở phòng nhỏ để tái định hướng. Những phát hiện này chỉ ra rằng não sử dụng nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố môi trường và những kinh nghiệm từng trải qua, để tìm ra cách tốt nhất để định hướng với môi trường xung quanh.

Hồng Nhung

                                                            Theo BACSI.com

Bản gốc: Sức khỏe số - Não tìm phương hướng như một thiết bị định vị

No comments:

Post a Comment