Monday 7 March 2011

Benh “mat meo mu" o tre

Số lượt xem: 221
Gửi lúc 14:16' 09/02/2009

Bệnh "mắt mèo mù" ở trẻ

Trong bóng tối, mắt bị bệnh của trẻ nhìn xanh như mắt mèo nên còn có tên gọi là dấu hiệu " mắt mèo mù". Đây là biểu hiện thường gặp của bệnh ung thư võng mạc (UTVM) – một bệnh mắt ác tính xảy ra ở trẻ nhỏ.
Trong bóng tối, mắt bị bệnh của trẻ nhìn xanh như mắt mèo nên còn có tên gọi là dấu hiệu " mắt mèo mù". Đây là biểu hiện thường gặp của bệnh ung thư võng mạc (UTVM) – một bệnh mắt ác tính xảy ra ở trẻ nhỏ.


 

Dấu hiệu "mắt mèo mù" hay đồng tử có ánh màu trắng.
Nguồn: bacsi.com

Dấu hiệu

 

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Xuân Tịnh, khoa Mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết: Ung thư võng mạc còn gọi là u nguyên bào võng mạc là bệnh mắt ác tính bẩm sinh, nhưng ít khi được phát hiện sau khi trẻ mới sinh ra. Tuổi trung bình khi bệnh được phát hiện vào khoảng 13 tháng tuổi.

 

Tỷ lệ mắc UTVM khoảng 1/15.000- 1/30.000 trẻ sinh ra. Mỗi năm, Bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận khoảng 10-15 trẻ bị UTVM, hầu hết đều đến muộn. UTVM có thể gặp ở một hoặc 2 mắt và có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong một gia đình đôi khi gặp nhiều người cùng mắc bệnh. Nhưng đa số bệnh xuất hiện một cách đột phát do đột biến gen.

 

Biểu hiện thường gặp là đồng tử (hay còn gọi là con ngươi) của mắt bị bệnh có ánh màu trắng và mắt bị bệnh thường không nhìn thấy gì. Trong bóng tối, mắt bị bệnh của trẻ nhìn xanh như mắt mèo nên còn  có  tên gọi  là  dấu  hiệu "mắt mèo mù".

 

Dấu hiệu ánh đồng tử màu trắng này làm bệnh có thể nhầm với một số bệnh mắt khác như đục thủy tinh thể bẩm sinh, bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn muộn. Ngoài ra, mắt của trẻ có thể bị đỏ lên, phù nề có thể nhầm với bệnh đau mắt đỏ, viêm màng bồ đào, viêm mủ nội nhãn...

 

Phát hiện, điều trị

 

Theo bác sĩ Tịnh, tiên lượng của bệnh phụ thuộc chủ yếu vào việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị sớm hay muộn. Khi khối u nhỏ, còn tru khú ở võng mạc và mắt còn chức năng, phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay là bảo tồn mắt bằng lạnh đông hoặc quang đông và phối hợp với điều trị bằng hóa chất. Sau khi điều trị mắt bị bệnh có thể vẫn nhìn được.

 

Với u đã lớn, phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất là cắt bỏ nhãn cầu bị bệnh. Ở giai đoạn muộn, khi tế bào ung thư đã phá vỡ thành phần nhãn cầu đi vào hốc mắt lan vào dây thần kinh thị giác, việc điều trị ở giai đoạn này rất phức tạp, ngoài việc cắt bỏ nhãn cầu, còn phải làm nạo vét tổ chức hốc mắt và phối hợp điều trị hóa chất, tia xạ sau phẫu thuật.

 

Bệnh UTVM nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, khối u sẽ phát triển to dần ra phá vỡ thành nhãn cầu, xâm lấn vào tổ chức hố mắt, gây lồi mắt, di căn vào não và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể và cuối cùng trẻ sẽ bị tử vong.

 

Hoàn Ngọc - Theo Thanh Niên


Bản gốc: Sức khỏe số - Bệnh "mắt mèo mù" ở trẻ

No comments:

Post a Comment