Wednesday 9 March 2011

Suy ho hap o tre so sinh

Số lượt xem: 1145
Gửi lúc 16:37' 19/01/2009

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Suy hô hấp là một nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non. Hiểu được tác nhân gây ra bệnh, những triệu chứng ủ bệnh sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có hướng điều trị dứt điểm bệnh và dự phòng an toàn cho trẻ. /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Xem tiếp
Suy hô hấp là một nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non. Hiểu được tác nhân gây ra bệnh, những triệu chứng ủ bệnh sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có hướng điều trị dứt điểm bệnh và dự phòng an toàn cho trẻ.

  1. Nguyên nhân

Các tác nhân gây bệnh đường hô hấp rất nhiều, phần lớn là do virus còn lại là do vi khuẩn.



 2. Triệu chứng và hướng điều trị  

Trong thời điểm giao mùa, trẻ hay bị các bệnh về đường hô hấp là do lứa tuổi này sức đề kháng kém, cơ thể nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết, dễ dàng bị các virus, vi khuẩn tấn công. Vì vậy cha mẹ phải đặc biệt lưu ý, khi thấy con có biểu hiện triệu chứng dưới đây thì có thể trẻ đang trong tình trạng suy hô hấp:

- Rối loạn nhịp thở: Quan sát và đếm nhịp thở. Trẻ thở nông, nhanh không đều, nhịp thở trên 60 lần/phút, ho. Đặc biệt là khi trẻ bị co kéo lồng ngực-biểu hiện rất rõ của suy hô hấp.

- Màu sắc da: Da trẻ bị tím hoặc tái. Tím tái toàn thân hoặc tím quanh môi và tứ chi.

- Trẻ khó thở, co kéo lồng ngực và các cơ liên sườn, lõm xương ức. Di động của ngực và bụng không nhịp nhàng theo nhịp thở. Cánh mũi phập phồng có tiếng rên ở thì thở ra.
- Bú kém
- Sốt
- Ho

Với những đứa trẻ sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn, đờm đặc có màu (vàng, xanh, rỉ sắt)… thì đã bị nhiễm trùng, lúc này bắt buộc phải dùng kháng sinh điều trị mới có hiệu quả.   

Khi trẻ bị suy hô hấp, cơ thể bị thiếu dưỡng khí, nếu không được khắc phục sẽ có hậu quả nghiêm trọng. Trẻ phải được khám và chẩn đoán chính xác để có cách xử lý thích hợp. Trong thực tế, có những trường hợp suy hô hấp không thể điều trị khỏi bằng nội khoa mà phải giải quyết bằng phẫu thuật hoặc thủ thuật cấp cứu, chẳng hạn như tắc thực quản - rò khí thực quản, thoát vị cơ hoành, tràn khí màng phổi… Do đó, bố mẹ không nên tự cho trẻ uống thuốc vì dễ làm trẻ nhờn thuốc, giảm hiệu quả điều trị, vừa gây tác hại (bị biến chứng dẫn tới viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, phổi…) làm việc điều trị càng trở nên phức tạp và tốn kém.  

3. Dự phòng  

Các bác sĩ khuyến cáo cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ khi thời tiết giao mùa là:  

- Tiêm chủng đầy đủ cho bé  

- Vệ sinh thân thể bé sạch sẽ thường xuyên.  

- Tránh yếu tố nguy cơ gây bệnh như khói thuốc, than tổ ong, bụi, lông vật nuôi trong nhà (chó, mèo).
  
- Mặc quần áo đủ ấm khi trời lạnh và thoáng mát khi trời nóng.  

- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng rất quan trọng vì có đủ dinh dưỡng cơ thể trẻ mới đủ sức đề kháng chống lại sự thâm nhập của virus, vi khuẩn.  

  - Giữ răng miệng sạch sẽ, súc họng thường xuyên bằng muối loãng có tác dụng rõ rệt trong việc phòng các bệnh viêm đường hô hấp nói chung.  

- Trong lúc chuẩn bị đưa trẻ đến bệnh viện, cần nhanh chóng thông đường thở, đặc biệt là đối với trẻ suy thở do sặc sữa hoặc sặc đờm, dãi. Dùng ngón tay quấn khăn sô lau sạch miệng và họng. Nhanh chóng dùng miệng hoặc dụng cụ hút mũi cho trẻ. Phải làm nhanh và nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng, nới rộng tã, áo để trẻ dễ thở.

Kim Hương (Tổng hợp)

Bản gốc: Sức khỏe số - Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

No comments:

Post a Comment