Wednesday 9 March 2011

Cach dieu tri tay chan nut ne.

Số lượt xem: 831
Gửi lúc 22:26' 19/01/2009

Cách điều trị tay chân nứt nẻ.

Những vết nứt ở chân và tay khiến bạn có cảm giác rát buốt, khó chịu. Chứng bệnh này tuy không để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng sẽ gây cho bạn ít nhiều rắc rối và sự bất tiện khi cầm nắm đồ vật.
Những vết nứt ở chân và tay khiến bạn có cảm giác rát buốt, khó chịu. Chứng bệnh này tuy không để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng sẽ gây cho bạn ít nhiều rắc rối và sự bất tiện khi cầm nắm đồ vật.

Nguyên nhân

Bệnh này hầu như không bao giờ xuất hiện ở trẻ em. Đây là một bằng chứng về nguyên nhân chính yếu của sự khô nẻ: Cơ thể con người già đi, không còn đủ chất dầu giữ cho da mềm. Khi mùa khô đến, da không có lớp dầu bảo vệ nên bị mất hơi nước. Các tế bào bị khô, cuối cùng những đường nứt nẻ xuất hiện.

Nếu bạn đi ngoài đường hay trên đất bằng chân trần hoặc chỉ mang dép, sức nóng của mặt đất làm da khô. Hơn thế, sự cọ xát giữa bàn chân với mặt đất hoặc với dép tạo nên những vết nứt. Một số người bị nứt chân vì hay tiếp xúc với nước. Nước làm cho da mềm nhưng sau đó bay hơi. Các tế bào co lại, cùng với sự khô dầu của bàn chân gây nứt nẻ. Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hụt chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cũng chính là tác nhân. Ngoài ra, do tăng cân nhanh hay quá dư thừa cân nặng. Do một số loại bệnh như tiểu đường, bệnh liên quan đến tuyến giáp, bệnh nấm chân, Eczema. Khi những vết nứt này trở nên nghiêm trọng, chúng thường gây cảm giác rát buốt, khó chịu khi co duỗi tay chân.
 

Tránh tay chân nứt nẻ vào mùa đông (Nguồn: xinhxinh.com.vn)

Cách giải quyết

Khi rửa tay, chân, lớp dầu bảo vệ da trôi đi, da bị mất nước nhanh chóng. Kết quả tay chân đã khô lại càng khô hơn. Vì vậy, bạn phải tránh tiếp xúc với nước tối đa. Dùng chất dưỡng ẩm: Hầu hết các hiệu thuốc tây hoặc các hãng mỹ phẩm đều có sản phẩm có công dụng giữ da không bị mất nước. Khi thoa, nhớ thoa một lớp mỏng trước rồi thoa thêm một lớp mỏng nữa. Hai lớp mỏng tốt hơn một lớp dầy. Dùng găng tay và tất giúp bệnh mau lành hơn.

Bạn sẽ tránh khỏi sự cọ xát khi hoạt động. Thêm vào đó, chúng còn giữ cho da không bị dơ nên không phải rửa nhiều. Khi phải động tay vào nước nhớ mang găng cao su để nước không thấm vào da. Tuy nhiên không nên mang găng cao su quá lâu, da tay thiếu không khí, toát mồ hôi tạo nứt nẻ nhiều hơn. Bạn cũng cần lưu ý chế độ ăn uống. Bạn nên bổ sung thực phẩm có các chất sau: Vitamin: Đặc biệt chú ý bổ sung vitamin E. Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vât, rau xanh, ngũ cốc, lúa mạch, lạc, các loại hạt. Canxi: Sữa, bơ, sữa chua, sữa dê, sữa đậu nành, canh xương, cá, trái cây, súp lơ. Sắt: Thịt lợn, thịt gà, trứng, ngũ cốc, rau xanh, đậu. Kẽm: Thịt gà, thịt cừu, sữa chua, gạo cẩm. Chất béo omega-3 axit: Các loại cá nước lạnh, dầu flax.

Hải Yến Theo Netmode

Bản gốc: Sức khỏe số - Cách điều trị tay chân nứt nẻ.

No comments:

Post a Comment