Saturday 5 March 2011

Benh noi tiet trong y hoc co truyen

Số lượt xem: 681
Gửi lúc 14:38' 20/02/2009

Bệnh nội tiết trong y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền không có tên bệnh nội tiết. Tuy nhiên, nhiều chứng bệnh mà nó miêu tả có những biểu hiện tương tự nhóm bệnh lý này. Các bài thuốc Đông y cũng đem lại hiệu quả đáng kể trong điều trị.

Trong y học cổ truyền không có tên bệnh nội tiết. Tuy nhiên, nhiều chứng bệnh mà nó miêu tả có những biểu hiện tương tự nhóm bệnh lý này. Các bài thuốc Đông y cũng đem lại hiệu quả đáng kể trong điều trị.



Ảnh minh họa (Nguồn: e-cadao.com)

Qua thực nghiệm, y học hiện đại đã tìm ra cấu tạo cơ thể tương đối hoàn chỉnh, với 2 tổ chức điều khiển sự hoạt động và phát triển của cơ thể, đó là hệ thần kinh và hệ nội tiết. Hệ nội tiết bao gồm các tuyến sản xuất ra các chất nội tiết khác nhau. Việc tăng hay giảm hoạt động của một tuyến nào đó đều sinh ra bệnh, gọi là bệnh của tuyến nội tiết.


Y học cổ truyền vận dụng hai học thuyết lớn âm dương và ngũ hành để xây dựng nên y lý. Nó không chỉ ra các cơ quan cụ thể và chi tiết, cũng không có hệ nội tiết hay bệnh nội tiết. Tuy nhiên, qua triệu chứng các bệnh nội tiết mà y học hiện đại mô tả, có thể liên hệ với một số tạng phủ của y học cổ truyền.


Ví du: Nữ 7 tuổi thay răng, mọc tóc; 2x7 = 14 tuổi có kinh (tuổi dậy thì); 7x7 = 49 tuổi mãn kinh. Trong các giai đoạn này, cơ thể có một loạt biến đổi, có khi thành bệnh cần điều trị. Tây y gọi đó là bệnh nội tiết do rối loạn hoạt động của tuyến sinh dục. Còn Đông y cho rằng các thời kỳ này liên quan đến tạng thận: 7 tuổi thiên quý đến; 7 x 2 = 14 tuổi thiên quý đủ; 7 x 7 = 49 tuổi thiên quý cạn.


Về nam giới, Tây y nói: 2 x 8 = 16 tuổi dậy thì, 8 x 8 = 64 tuổi về già, mắt mờ chân chậm. Còn Đông y nói: 8 tuổi là thiên quý đến, 8 x 2 = 16 tuổi là thiên quý đầy đủ, có thể có con, cơ thể cường tráng nên có câu "17 bẻ gẫy sừng trâu"; 8 x 8 = 64 tuổi là thiên quý cạn.


Người thầy thuốc cổ truyền cũng có thể chọn các bài và vị thuốc thích hợp để điều trị các bệnh nội tiết. Nhiều chứng bệnh chữa theo Tây y thì nhanh và tốt hơn, ngược lại cũng có chứng bệnh chữa theo Đông y lại có kết quả và an toàn hơn.

Tác giả: Hồng Nhung
Nguồn tin: SK&ĐS

Bản gốc: Sức khỏe số - Bệnh nội tiết trong y học cổ truyền

No comments:

Post a Comment