Saturday 26 February 2011

Phat hien sau hon ve benh mu mau

Số lượt xem: 281
Gửi lúc 09:59' 22/04/2009

Phát hiện sâu hơn về bệnh mù màu

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra 1/3 số lượng tế bào cảm nhận ánh sáng ở một vài bệnh nhân mù màu đã biến mất. Tuy nhiên, ngoài việc mất khả năng phân định màu sắc, sự thiếu hụt này không gây ảnh hưởng tới chất lượng thị giác nói chung.

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra 1/3 số lượng tế bào cảm nhận ánh sáng ở một vài bệnh nhân mù màu đã biến mất. Tuy nhiên, ngoài việc mất khả năng phân định màu sắc, sự thiếu hụt này không gây ảnh hưởng tới chất lượng thị giác nói chung.

Nhờ một kỹ thuật có tên là quang học thích ứng, nhóm chuyên gia đến từ Đại học Rochester có thể phân tích võng mạc của bệnh nhân mù màu chi tiết hơn so với trước đây. Kỹ thuật này vốn được dùng để hỗ trợ các nhà thiên văn học quan sát qua bầu khí quyển trái đất.

Thông thường, con người cảm nhận được 3 dải ánh sáng gồm đỏ, xanh lá cây và xanh da trời. Chịu trách nhiệm hấp thu 3 dải ánh sáng này, đồng thời gửi thông điệp cảm nhận tới não, là các tế bào trong võng mạc chứa những sắc tố quang được gọi là tế bào nón.


Ở những người bị mù màu, hoạt động xử lý các dải ánh sáng không theo cách thông thường, do các tế bào nón bị mất khả năng phân biệt màu sắc, ví dụ như giữa màu đỏ và xanh. Dạng mù màu phổ biến nhất là dạng tam sắc, khi bệnh nhân có đủ các loại tế bào nón cảm nhận 3 dải ánh sáng, song một trong số đó lại phản ứng bất thường. Mù màu dạng nhị sắc ít phổ biến hơn, khi bệnh nhân bị mất hẳn một loại sắc tố cảm nhận một trong 3 dải ánh sáng.

Trước đây, người ta chưa biết bệnh nhân mù màu dạng nhị sắc có đủ số tế bào nón chuẩn, hay chỉ có 2 loại thay vì 3. Trong nghiên cứu mới đây, tiến sĩ Carroll và cộng sự đã sử dụng một kính soi đáy mắt đặc biệt để chụp những bức ảnh chi tiết về tế bào nón trong mắt của bệnh nhân mù màu dạng nhị sắc. Họ nhận thấy, ở một bệnh nhân, các tế bào nón cảm nhận màu đỏ bị thay thế bằng các tế bào cảm nhận màu xanh, mặc dù tổng số tế bào vẫn như người thường. Ở một trường hợp khác, tất cả tế bào nón cảm nhận màu xanh hoàn toàn biến mất. Đáng ngạc nhiên là, sự thiếu hụt tới 1/3 số tế bào nón võng mạc lại không gây ảnh hưởng tới các chức năng khác của mắt.

"Một khi 1/3 số tế bào cảm nhận ánh sáng trong mắt bạn bị biến mất thì đó là lúc tổn thương đã ở giai đoạn nghiêm trọng", Carroll cảnh báo. Kết quả trên có thể sẽ là nền tảng cho sự phát hiện một phương pháp chẩn đoán sớm những rối loạn về khả năng phân định màu sắc.


 Thúy Ngân

Nguồn tin: Theo Ykhoanet

Bản gốc: Sức khỏe số - Phát hiện sâu hơn về bệnh mù màu

No comments:

Post a Comment