Wednesday 9 March 2011

5 loai benh thuong gap ve mat

Số lượt xem: 179
Gửi lúc 11:31' 13/01/2009

5 loại bệnh thường gặp về mắt

Đừng coi thường khi mắt mờ hoặc đỏ, rất có thể bạn đang là nạn nhân của 1 trong 5 căn thường gặp nhất của mắt. Xem tiếp

1- Cận thị

Bắt bệnh: Đó đơn giản là khi bạn không thể hoặc khó có thể nhìn thấy vật ở xa. Nguyên nhân chưa được xác định, song rất có thể do mắt phải làm việc nhiều quá.

Đối tượng: Nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn, nếu bố hoặc mẹ bạn bị cận thị.

Giải pháp: Đeo kính hoặc kính áp tròng. Cũng có thể chữa khỏi vĩnh viễn bằng cách phẫu thuật lasik. Tuy nhiên, chỉ cho kết quả với những đối tượng cụ thể. Ngoài ra, biện pháp NeuroVision - loạt các bài tập tương tác dựa trên máy tính cũng có thể hạ cấp độ cận thị.



Nguồn makeup.glam.com

2- Bệnh về võng mạch

Bắt bệnh: Có hai vấn đề về võng mạc đặc biệt nghiêm trọng là tách võng mạc và màng lưới do tiểu đường. Khi võng mạc bị tách ra khỏi các lớp bên ngoài của mắt, thị lực sẽ yếu dần hoặc mất hoàn toàn.

Nguyên nhân của chứng tách võng mạc là do dịch lỏng tràn vào các hố hoặc nước mắt trong võng mạc, chia tách nó khỏi các lớp phía dưới. Các đốm đen sưng phồng và các đốm sáng loé là triệu chứng của bệnh.

Khi mắt thấy có bóng đen, thị lực mờ hoặc mù hẳn thì bệnh đã đến hồi nguy cấp. Bệnh màng lưới do tiểu đường là hậu quả do bệnh tiểu đường huỷ hoại các mạch máu li ti bên trong võng mạc, dẫn đến mù loà.

Đối tượng: Phụ nữ từng phẫu thuật đục nhãn mắt hoặc gia đình có tiền sử về bệnh võng mạc và phụ nữ bị cận thị nặng rất dễ bị tách võng mạc. Bệnh màng lưới chỉ có thể xảy ra với những người bị tiểu đường.

Giải pháp: Phẫu thuật, dùng đá lạnh chữa bệnh hoặc laser photocoagulation được dùng để điều trị bệnh tách võng mạc. Laser photocoagulation và phẫu thuật vitrectomy thường dùng trong điều trị màng lưới do tiểu đường.

3-Tăng nhãn áp

Bắt bệnh: Thường xảy ra khi có sự gia tăng về áp lực dịch lỏng trong nhãn cầu, phá huỷ dây thần kinh thị giác, có thể dẫn đến mù loà. Nguyên nhân chính là do sự mất cân bằng giữa việc sản xuất và rút thoát chất dịch lỏng trong nhãn cầu.

Có loại tăng nhãn áp: Góc độ mở và góc độ đóng. Tăng nhãn áp góc độ mở không hề có triệu chứng gì cho đến khi bệnh đã đến giai đoạn cuối. Ngược lại, người bị tăng nhãn áp, góc độ đóng có thể thấy mắt đau, đỏ, đau đầu, buồn nôn và nôn, thị lực mở hoặc thấy hào quang khi nhìn.

Đối tượng: Người trung niên hoặc người già.

Giải pháp: Nhỏ thuốc mắt hoặc uống thuốc viên, phẫu thuật hoặc chiếu tia laser.

4- Đục nhân mắt

Bắt bệnh: Đó là khi thuỷ tinh thể của mắt bị vẩn đục, ngăn ánh sáng vừa đủ vào mắt và do đó ảnh hưởng đến thị lực. Đây là hậu quả của quá trình lão hoá, thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím, dùng thuốc trong thời gian dài và do các bệnh khác.

Triệu chứng cơ bản nhất là do thị lực mờ và không thể cải thiện dù đã dùng đủ các loại kính hoặc độ cận tăng lên.

Đối tượng: Thường là phụ nữ trên 55 tuổi dễ mắc bệnh hơn, song những người trẻ cũng không nên chủ quan.

Giải pháp: Phẫu thuật Phacoemulsication có thể chữa khỏi vĩnh viễn.

5- Bệnh có liên quan đến tuyến giáp

Bắt bệnh: Thyroid Eye Disease (TED) là bệnh về mắt do tuyến giáp chịu trách nhiệm điều khiển trao đổi chất của cơ thể gây nên. Bệnh nhân (TED) thường thấy hoa mắt, nhãn cầu lồi ra, mí mắt sưng vù và thị lực mờ hoặc nhìn một hoá hai.

Đôi khi, mắt đỏ, chảy nước mắt và cảm giác có sạn trong mắt cũng sẽ xuất hiện.

Đối tượng: Phụ nữ dễ bị mắc bệnh hơn nam giới.

 

 

Tác giả: Hoàn Ngọc
Nguồn tin: Dân Trí

Bản gốc: Sức khỏe số - 5 loại bệnh thường gặp về mắt

Chung dong tu trang o tre em

Số lượt xem: 284
Gửi lúc 11:40' 13/01/2009

Chứng đồng tử trắng ở trẻ em

Khi thấy khối màu trắng hay sau đồng tử có ánh màu trắng trong mắt trẻ   thì rất có thể là bé bị mắc bệnh nặng như   đục thủy tinh thể, ung thư võng mạc, nhiễm ký sinh trùng... Xem tiếp

Khi thấy khối màu trắng hay sau đồng tử có ánh màu trắng trong mắt trẻ  thì rất có thể là bé bị mắc bệnh nặng như  đục thủy tinh thể, ung thư võng mạc, nhiễm ký sinh trùng...


Hầu hết các bệnh gây đồng tử trắng đều không có triệu chứng rõ rệt (không đau, không nhức, nhìn vào không thấy có gì đặc biệt...). Trẻ lại không diễn đạt được tình trạng của mình nên bệnh chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi đi khám một bệnh khác. Các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi đôi mắt của con; nếu thấy đồng tử có màu trắng thì có thể là một trong những chứng bệnh sau đây:

- Đục thủy tinh thể: Thường do vi khuẩn Rubeola (do bà mẹ mắc phải khi có thai 3 tháng) gây ra. Cách điều trị là phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Sau này, trẻ có thể nhìn thấy bình thường.

- Ung thư võng mạc: Thường gặp nhất ở trẻ 1-3 tuổi, đa số trước 6 tuổi. Ngoài chứng đồng tử trắng, trẻ mắc bệnh này còn có thể bị lé, mắt đau, đỏ, tăng nhãn áp. Nếu thấy các dấu hiệu trên, cần cho trẻ đi khám ngay vì đây là bệnh rất nguy hiểm, cần chẩn đoán sớm và điều trị tích cực. Bác sĩ sẽ cho trẻ siêu âm, chụp CT hay MRI để xác định bệnh. Tùy theo giai đoạn bệnh và kích thước của u, bác sĩ sẽ quyết định điều trị bằng tia, làm lạnh đông, hóa trị hay múc bỏ mắt.

- Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non: Thường gặp ở những trẻ có cân nặng khi sinh dưới 1,5 kg và tuổi thai dưới 36 tuần. Bệnh ở thể nặng thường gặp ở trẻ có trọng lượng dưới 1,2 kg và tuổi thai dưới 28 tuần. Cách điều trị: phẫu thuật, lạnh đông hay quang đông. Nếu bệnh nhẹ, tỷ lệ phẫu thuật thành công có thể lên đến 75%. Trong một số ít trường hợp nhẹ, bệnh sẽ tự lành.

- Giãn mạch võng mạc (bệnh Coat): Thường xảy ra ở trẻ nam, dưới 10 tuổi, bị ở một mắt. Ngoài chứng đồng tử trắng trẻ, còn có thể bị lé. Khi khám, bác sĩ thấy ở võng mạc có mạch máu giãn nở, ngoằn ngoèo, thoát ra các chất mỡ màu hơi trắng ở cực sau hay ngoại biên của mắt. Bệnh có thể tiến triển thành bong võng mạc, đục thủy tinh thể hoặc viêm màng bồ đào. Việc điều trị (áp lạnh đông hay dùng laser) không giúp cải thiện thị lực mà chỉ có thể không cho bệnh tiến triển nặng thêm.

- Nhiễm ký sinh trùng của loài chó (Toxocara): Thường thấy ở trẻ lớn. Ngoài chứng đồng tử trắng, trẻ còn có những u hạt ở phần sau mắt hoặc bị viêm pha lê thể. Xác định bệnh bằng cách thử máu. Điều trị: cho uống thuốc chống sán và cortisone.

Hoàn Ngọc (Tổng hợp)

Bản gốc: Sức khỏe số - Chứng đồng tử trắng ở trẻ em

Tim hieu ve tat lac mat

Tags:
Số lượt xem: 1206
Gửi lúc 12:52' 13/01/2009

Tìm hiểu về tật lác mắt

Khi hai mắt không cân bằng, không cùng nhìn về một phía thì gọi là lác.   Lác thường phát sinh ở tuổi nhỏ, có trường hợp ngay từ khi mới lọt lòng mẹ tuy nhiên tật này có thể chữa được với kết quả khả quan cả về hai mặt chức năng và thẩm mỹ. Xem tiếp

Khi hai mắt không cân bằng, không cùng nhìn về một phía thì gọi là lác.  Lác thường phát sinh ở tuổi nhỏ, có trường hợp ngay từ khi mới lọt lòng mẹ tuy nhiên tật này có thể chữa được với kết quả khả quan cả về hai mặt chức năng và thẩm mỹ.


Thế nào là mắt lác?

Trong hốc mắt ngoài nhãn cầu ra, còn có 6 cơ vận động nhãn cầu. Đó là 4 cơ thẳng đều xuất phát từ đỉnh hốc mắt ở vòng Zinn đi ra trước và tận dính bắng bốn dải cơ vào phần trước của nhãn cầu. Cả 4 cơ thẳng trên, dưới, trong ngoài có nhiệm vụ vận động nhãn cầu theo gần đúng tên chúng. Duy cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới thì ngoài tác động đưa mắt lên trên và xuống dưới, còn kéo mắt hơi lệch vào phía mũi. Còn 2 cơ chéo (chéo lớn và chéo bé), chéo lớn đưa mắt xuống dưới – ngoài, cơ chéo bé đưa mắt lên trên và ra ngoài. Mắt nhìn thẳng hay lườm, liếc là do 6 cơ này hoạt động dưới sự điều khiển của 2 dây thần kinh số III và IV. Nếu vì một lý do nào đó chi phối làm cho hai mắt không cân bằng, không cùng nhìn về một phía thì gọi là lác (các tỉnh miền Nam nước ta gọi là lé). Lác thường phát sinh ở tuổi nhỏ, có trường hợp ngay từ khi mới lọt lòng mẹ.

Người ta phân chia ra 3 loại: Lác bẩm sinh, xuất hiện từ khi mới lọt lòng đến dưới 1 tuổi. Lác hậu đắc sớm, xuất hiện từ 1 – 2 tuổi. Lác hậu đắc muộn, xuất hiện từ sâu 2 tuổi trở lên.

Bình thường khi ta nhìn vào một vật thì trục thị giác của hai mắt cùng quy tụ vào vật nhìn. Nhưng với người lác một bên mắt thì trục thị giác mắt lác lệch đi – mắt lác và mắt lành nhìn vào vật hai trục khác nhau do đó nhìn một vật hoá hai (hiện tượng song thị) rất khó cho sinh hoạt. Để thích nghi, con mắt bên lác lâu dần trở thành mờ đi – đó chính là tình trạng trung hoà thị lực mắt bên lác người bệnh chỉ nhìn bằng một mắt, mắt kia lâu ngày không hoạt động sẽ thành nhược thị (bị vô hiệu hoá).

Nguyên nhân gây lác mắt

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mắt bị lác như: có thể do tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) hoặc do sự co quắp điều tiết, do sự cấu tạo bất thường bẩm sinh của hệ vận động nhãn cầu (ở các cơ thẳng và cơ chéo), hoặc do tổn thương thần kinh hay do hậu quả của bệnh ở não… Nhưng nguyên nhân nào cũng đều dẫn đến tạo sự khác lệch giữa hai mắt, hình ảnh thu nhận giữa hai mắt không khớp nhau - mắt lác yếu hơn, nhìn mờ, ngày càng giảm thị lực…

Mắt lác có thể chữa khỏi được

 

Lác là một tật có thể chữa được với kết quả khả quan cả về hai mặt chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào bệnh trạng: Thời gian bị lác lâu hay mới, nếu bệnh đã lâu thành cố tật càng khó phục hồi. Bởi vậy, những trẻ bị lác cần đưa đến chuyên khoa mắt để được chữa sớm. Tuổi càng nhỏ càng dễ phục hồi.

 

Nhiều nhà y học đã khẳng định nếu được điều trị trước 3 – 4 tuổi kết quả tốt là 92%, từ 6 – 8 tuổi đạt được 62%, còn trên 10 tuổi chỉ đạt được 62%, còn trên 10 tuổi chỉ đạt kết quả có 18%.

 

Cách điều trị là chỉnh thị giác được áp dụng cho tất cả các trường hợp có nhược thị, có thể áp dụng các phương pháp bịt mắt lành hoàn toàn (bịt mắt tốt từ 2 – 4 tuần để tạo điều kiện tập trung bên mắt bị nhược thị tập luyện phục hồi thị lực); bịt mắt lành cục bộ (không cho mắt lành nhìn xa, hoặc không được nhìn gần, hoặc luôn luôn nhìn không rõ); phục thị (kích thích hoàng điểm tập luyện phục hồi mối quan hệ mắt tay, kích thích đặc biệt vỏ não)… Tiếp đó là điều trị phẫu thuật lệch trục nhãn cần. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được kiểm tra lại thị lực, chức năng thị giác hai mắt và được hướng dẫn điều trị cho phù hợp.

Với người trưởng thành con mắt bên lác lâu dần đã trở thành nhược thị quá nặng, càng ngày càng giảm thị lực để thích nghi với con mắt bên lành tránh hiện tượng song thị (nhìn vào 1 vật hoá 2 do hai mắt nhìn vào một vật với hai trục khác nhau), nên nó đã bị vô hiệu hoá. Nếu chỉ giải quyết vấn đề thẩm mỹ cho hai mắt cân đối không lác, người ta có thể tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật viên sẽ điều chỉnh các cơ vận nhãn cho cân bằng chứ không có khả năng phục hồi thị lực của mắt lác, vì vậy sau một thời gian dễ bị lác tái phát.


Hoàn Ngọc (Theo VOV news)


Bản gốc: Sức khỏe số - Tìm hiểu về tật lác mắt

Ap xe quanh Amidan

Số lượt xem: 403
Gửi lúc 13:19' 19/01/2009

Áp xe quanh Amiđan

Nếu áp xe quanh amiđan không được điều trị đúng cách, nhiễm trùng có thể lan đến khoảng bên họng, khoảng sau họng, trung thất và phổi. Xem tiếp
Nếu áp xe quanh amiđan không được điều trị đúng cách, nhiễm trùng có thể lan đến khoảng bên họng, khoảng sau họng, trung thất và phổi.

Thế nào là Áp xe quanh amiđan?  

Khoảng quanh amiđan là khoảng liên kết lỏng lẻo nằm giữa amiđan và thành bên họng. Khoảng này khi bị nhiễm trùng gây nên tích mủ gọi là ápxe khoảng quanh amiđan. Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ lớn và người lớn, sau viêm amiđan hay do biến chứng mọc răng khôn. Vi khuẩn gây bệnh có thể cả kị khí và hiếu khí, trong đó hay gặp là liên cầu tan huyết bêta nhóm A. Nếu ápxe quanh amiđan không được điều trị đúng cách, nhiễm trùng có thể lan đến khoảng bên họng, khoảng sau họng, trung thất và phổi. Sự sưng nề có thể đẩy amiđan vào đường giữa và lưỡi gà từ đường giữa sang bên đối diện làm hẹp đường thở, trong những trường hợp nặng có thể gây ra khó thở, nhiễm trùng huyết.




 


Triệu chứng
 

- Sốt, gai rét
- Đau họng lan lên tai, nuốt khó, nước bọt chảy nhiều, hơi thở hôi.
- Nói khó, giọng ngậm thị
- Khít hàm
- Có thể có khó thở.  

Khám họng
 

 - Amiđan một bên sưng to, đỏ, bề mặt amiđan có mủ.
- Trụ trước sưng nề, phồng, lưỡi gà mọng hoặc nề trụ sau.
- Sưng đau hạch cổ cùng bên.

Cận lâm sàng
 

- Xét nghiệm máu: bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.
- Xét nghiệm chất mủ quệt họng hay chọc hút mủ tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.  

Điều trị
 

- Viêm tấy quanh amiđan: kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, giảm đau.

- Khi đã có mủ:
* Chích rạch dẫn lưu mủ, giữ cho vết rạch luôn mở.
* Kháng sinh tiêm hay truyền tĩnh mạch, chống cả vi khuẩn hiếu khí và kị khí, chống viêm, giảm đau.
* Cắt amiđan khi hết dấu hiệu viêm nhiễm tại chỗ và toàn thân.

Phòng bệnh:
 

- Cần điều trị tốt những trường hợp viêm amiđan mạn tính.
- Khi đã hình thành ápxe: cần trạch dẫn lưu sớm.

Hoàn Ngọc (Theo VOVnews)

Bản gốc: Sức khỏe số - Áp xe quanh Amiđan

Cac benh viem mui thuong gap

Số lượt xem: 374
Gửi lúc 13:45' 19/01/2009

Các bệnh viêm mũi thường gặp

Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp, có chức năng sinh lý rất quan trọng là làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí để thở. Khi mũi bị viêm, tất cả các chức năng sinh lý trên đều ít nhiều bị ảnh hưởng, không có lợi cho sức khỏe con người. /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Xem tiếp
Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp, có chức năng sinh lý rất quan trọng là làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí để thở. Khi mũi bị viêm, tất cả các chức năng sinh lý trên đều ít nhiều bị ảnh hưởng, không có lợi cho sức khỏe con người.

1. Viêm mũi cấp

Viêm mũi cấp tính là bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em. Bệnh lây truyền nhanh qua không khí, đặc biệt vào những lúc thay đổi thời tiết như đông-xuân hoặc xuân-hè.

Phần lớn các ca bệnh do virus gây ra. Đầu tiên, bệnh nhân bị ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, đau lưng, mỏi chân tay và các khớp xương. Sau đó chảy nước mũi (lúc đầu trong, mấy ngày sau dần đặc như lòng trắng trứng). Bệnh nhân ngạt mũi, nhức đầu, hơi sốt, người mệt mỏi. Khám mũi thấy niêm mạc mũi sung huyết đỏ, hốc mũi chứa đầy chất nhầy đục.

Sau 3-4 ngày, bệnh nhân bớt xì mũi, nước mũi giảm dần rồi hết. Nếu viêm mũi kéo dài trên 1 tuần mà không đỡ, có thể bệnh đã chuyển sang biến chứng do bị nhiễm khuẩn. Nếu nước mũi tiếp tục chảy ngày một tăng kèm theo các triệu chứng khó chịu ở mũi xoang, khàn tiếng, chảy mủ tai thì cần kiểm tra xoang, thanh quản, phế quản và tai.

2. Viêm mũi dị ứng


Viêm mũi dị ứng là một bệnh rất thường gặp với cơ chế bệnh sinh là tình trạng mẫn cảm đặc biệt của cơ thể sau khi tiếp xúc với một dị nguyên nhất định (bụi, phấn hoa, nấm mốc, một số thức ăn,…) biểu hiện trên lâm sàng bằng 3 triệu chứng chính là hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi. Điều trị viêm mũi dị ứng đợt cấp tính thường không khó khăn lắm, nhưng khi bệnh đã chuyển sang mạn tính thì rất phức tạp.




 
Hai dạng viêm mũi dị ứng:


Viêm mũi dị ứng có chu kỳ
: thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng, với các triệu chứng như: nhột nhột, cay trong mũi rồi hắt hơi, có khi đến vài chục cái. Có thể chảy nước mắt, đỏ và ngứa mắt, chảy mũi nước trong, lượng nhiều và có thể kèm nhức đầu, uể oải. Thông thường thì triệu chứng hắt hơi xảy ra vào buổi sáng. Tuy nhiên vào buổi trưa, buổi chiều cũng có thể có và tình trạng này kéo dài khoảng 1 tuần đến 10 ngày sẽ khỏi. Khi soi mũi trong cơn thì thấy mũi hẹp, nhầy trong, niêm mạc mũi sung huyết, ngoài cơn thì thấy mũi khô, thoáng. Đây là cơn viêm mũi dị ứng ngắn hạn và nếu bệnh kéo dài thì nước mũi sẽ đặc lại, niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt, cuống mũi bị phình to thường xuyên… làm nhức đầu, nhức trán, nên bệnh nhân dễ nghĩ có viêm xoang.

Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ
: triệu chứng giống như loại có chu kỳ nhưng khác ở chỗ là bệnh xuất hiện không theo mùa, thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng và kéo dài hơn giữa 2 cơn. Khi khám thì thấy niêm mạc mũi nhợt, có nhiều polype mũi và chụp X-quang thì thấy mờ hết các xoang.

3. Viêm xoang

Viêm xoang cấp là hiện tượng người bệnh bị viêm nhiễm một hoặc nhiều xoang, bao gồm xoang hàm, xoang sàng và xoang trán. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Viêm xoang cấp thường xảy ra sau những đợt cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp hoặc do dị ứng nhiễm nấm. Những nguyên nhân đó gây viêm màng nhầy làm cho các màng nhầy sưng lên và làm cho dịch từ các xoang không thể thoát được. Những người bị viêm xoang cấp thường có các triệu chứng: ho, ngạt mũi, đau và sưng nề xung quanh xoang bị tổn thương, chảy nước mũi, cảm giác nặng vùng mặt và vùng đầu, nước mũi xanh hoặc vàng. Viêm xoang hàm thường đau vùng xung quanh má và răng hàm trên. Viêm xoang sang thường đau vùng trên mũi và sau mắt, đau do tăng áp lực trên xoang, đôi khi có thể sốt.

Các biện pháp phòng bệnh


·Giữ ấm khi trời trở lạnh.
·Tránh dùng thuốc và thực phẩm gây dị ứng.
·Vệ sinh môi trường sống và vệ sinh mũi bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi.
·Rèn luyện thân thể, tránh uống rượu, không hút thuốc lá để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Kim Hương (Theo Sức khỏe và đời sống)

Bản gốc: Sức khỏe số - Các bệnh viêm mũi thường gặp

Phat hien som cac benh ve mat o tre so sinh

Số lượt xem: 2809
Gửi lúc 14:24' 19/01/2009

Phát hiện sớm các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh

Mắt trẻ quá to, quá đẹp, trẻ sợ sáng và chảy nước mắt liên tục. Hoặc trẻ hay dụi mắt, mắt bị lác, xuất huyết xuyên mắt, rung giật nhãn cầu… có thể em bé của bạn đã mắc một trong số những bệnh về mắt sau đây và bạn nên đưa trẻ đi khám ngay để được phẫu thuật càng sớm càng tốt. /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Xem tiếp
Mắt trẻ quá to, quá đẹp, trẻ sợ sáng và chảy nước mắt liên tục. Hoặc trẻ hay dụi mắt, mắt bị lác, xuất huyết xuyên mắt, rung giật nhãn cầu… có thể em bé của bạn đã mắc một trong số những bệnh về mắt sau đây và bạn nên đưa trẻ đi khám ngay để được phẫu thuật càng sớm càng tốt.





 
Mù bẩm sinh 

 + Đó là bệnh mù ngay lúc mới sinh ra: tật không có nhãn cầu, nhãn cầu nhỏ, mắt to như mắt trâu do glôcôm bẩm sinh, mờ đục giác mạc cả hai bên.

 + Các dấu hiệu thường là: trẻ không chú ý đến các nguồn sáng, thờ ơ với xung quanh, mắt nhìn xa xăm, cử động mắt bất thường. Trong năm đầu tiên những bệnh lý thuộc về khối u cũng có thể gây mù loà: u xơ thần kinh, u sọ hầu, teo TTK do não úng thuỷ, các bệnh lý thoái hoá.

Hiện tượng đồng tử trắng hay mắt mèo mù

Là nhóm bệnh nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Dấu hiệu cơ bản mà cả bố mẹ và các bác sĩ đều thấy là lỗ con người có màu trắng. Các dấu hiệu đi kèm có thể là lác, xuất huyết trong mắt, rung giật nhãn cầu, trẻ hay dụi mắt.

Nguyên nhân rất đa dạng: ung thư nguyên bào võng mạc, đục thể thuỷ tinh, bệnh võng mạc trẻ đẻ non, bong võng mạc…  

Mắt bị lác
 
Bệnh này thường có yếu tố gia đình, có thể là lác cơ năng do các tật khúc xạ gây nên như viễn thị, cận thị có thể đi kèm với loạn thị. Cận thị thường gây ra lác ra ngoài, viễn thị gây lác vào trong. Lác còn có thể do các nguyên nhân thực thể khác như đục thể thuỷ tinh, ung thư nguyên bào võng mạc, dị tật bẩm sinh và di chứng não.  

Điều trị lác nên được tiến hành càng sớm càng tốt để tránh nhược thị cho trẻ và kết quả thẩm mỹ được tối ưu.  

Bệnh glôcôm bẩm sinh  

Biểu hiện của căn bệnh này là mắt trẻ quá to, quá đẹp, trẻ sợ sáng và chảy nước mắt liên tục. Bệnh hiếm gặp nhưng nặng nề và có tính chất di truyền. Nên đưa trẻ đi khám ngay để được phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Mắt lồi
 

Một mắt lồi to hơn mắt kia hoặc cả hai mắt lồi to bất thường nên đưa trẻ đi khám ngay. Mắt lồi to và không thụt vào khi ấn thụt vào rất ít có thể do u của hốc mắt.  

Bản chất thường là chính các tổ chức trong hốc mắt: u xơ, u cơ, u thần kinh, u mạch… hoặc cũng có thể là các khối u lân cận xâm lấn vào hoặc di căn từ xa.
 
Các bệnh lý thuộc loại viêm nhiễm ở trẻ em hay gặp
 

+ Viêm kết mạc kèm với viêm tắc đường lệ là bệnh lý hay gặp: trẻ ra gỉ mắt kèm theo chảy nước mắt nhiều ngay cả khi không khóc, lông mi luôn ướt át và dính bết chất nhày. Đây là bệnh hay gặp nhưng không gây mù loà và nên điều trị tại cơ sở chuyên khoa. 

 + Viêm kết mạc do lậu cầu, do Clammydia Trachomatis gần đây hiếm gặp do công tác vệ sinh sản phụ, rỏ thuốc phòng ngừa cho trẻ sơ sinh được tiến hành rất tốt. Triệu chứng của bệnh là chảy mủ ở mắt đặc và nhiều, lau không xuể. Mi mắt của bé sưng mọng khiến ta không thể nhìn thấy lòng đen. Trông ghê sợ như vậy nhưng nếu bé đến sớm và được điều trị đúng bệnh sẽ khỏi rất nhanh.

+ Viêm mi do khuẩn thường là cầu khuẩn nếu điều trị bằng kháng sinh tại chỗ thì lui giảm rất nhanh.


Hoàn Ngọc (Theo VOVnews)

Bản gốc: Sức khỏe số - Phát hiện sớm các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh

“Thu pham” gay hoi mieng

Số lượt xem: 1106
Gửi lúc 15:43' 19/01/2009

"Thủ phạm" gây hôi miệng

Người ta vẫn quen đổ lỗi cho việc vệ sinh răng miệng không đúng các khi hơi thở có mùi khó chịu. Ít ai biết rằng có những món ăn âm thầm làm cho chứng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Sau đây là một số món ăn nên tránh trong thực đơn hằng ngày với những người mắc chứng hôi miệng. Xem tiếp
Người ta vẫn quen đổ lỗi cho việc vệ sinh răng miệng không đúng các khi hơi thở có mùi khó chịu. Ít ai biết rằng có những món ăn âm thầm làm cho chứng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Sau đây là một số món ăn nên tránh trong thực đơn hằng ngày với những người mắc chứng hôi miệng.

1. Nước ép cam quýt


Nước ép cam quýt có rất nhiều lợi ích với sức khoẻ do giàu vitamin C và chất xơ. Tuy nhiên nếu uống nhiều nước ép loại này sẽ là nguyên nhân gây hôi miệng do trong các loại nước ép cam quýt có chứa 1 lượng lớn axit citric giúp vi khuẩn phát triển nhanh chóng tạo ra nhiều hợp chất sulfur là nguyên nhân gây hôi miệng.

2. Cà phê



Nên giảm uống cà phê vì giống như nước ép cam quýt trong cà phê cũng chứa nhiều axit. Vậy nên hãy thay cà phê bằng trà trong đồ uống hàng ngày

3. Sữa và phô mai


Những người có hơi thở hôi nên tránh xa các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa và phô mai

Những người có hơi thở hôi nên tránh xa các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa và phô mai. Các vi khuẩn sống trên bề mặt lưỡi thường rất thích các axit amino có trong các sản phẩm từ sữa vì thế mùi sulfur khó chịu càng được tạo ra nhiều.

4. Thịt và cá


Các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, thịt gà cũng có thể gây hơi thở hôi khó chịu. Các vi khuẩn vùng miệng tiêu hoá protein vì thế tạo ra hợp chất sulfur dễ bay hơi. Dù chỉ một mẩu thịt nhỏ dắt vào kẽ răng cũng có thể giúp vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Vậy nên hãy giảm lượng thực phẩm chứa protein như thịt, cá trong chế độ ăn hàng ngày để giảm mùi cho hơi thở.

5. Rượu


Sử dụng quá độ lượng đồ uống có cồn không những gây khô miệng mà còn làm xuất hiện mùi hôi khó chịu vùng miệng. Trong miệng rất cần có đủ lượng nước bọt cần thiết để hạn chế tối đa lượng tế bào chết quanh vùng miệng và cổ họng.

6. Tỏi và hành


Đ� �y là 2 thủ phạm đứng đầu trong danh sách gây hôi miệng do trong tỏi và hành có chứa hợp chất sulfur tự nhiên gây hôi miệng.


                                                     & nbsp;                                                              Hoàn Ngọc (Theo ENA)



Bản gốc: Sức khỏe số - "Thủ phạm" gây hôi miệng

De rang khong con sau

Tags:
Số lượt xem: 305
Gửi lúc 15:51' 19/01/2009

Để răng không còn sâu

Nếu biết kết hợp những thực phẩm gây sâu răng ăn xen kẽ với thực phẩm không gây sâu răng vừa có thể làm giảm các tác dụng xấu lại còn giúp răng mau sạch hơn. /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Xem tiếp
Nếu biết kết hợp những thực phẩm gây sâu răng ăn xen kẽ với thực phẩm không gây sâu răng vừa có thể làm giảm các tác dụng xấu lại còn giúp răng mau sạch hơn.



Chất nào bảo vệ răng? Đường hóa học saccharin, aspartame, cyclamate không làm hư răng; đường xylitol, sorbitol trong rượu không lên men lại được coi như chất bảo vệ răng. Chất đạm trong thịt, trứng, cá; chất béo, vài loại pho mát có tác dụng bảo vệ răng khỏi sâu. Chất béo tạo ra một lớp dầu mỏng che răng nên có tác dụng làm giảm tác dụng của đường, làm giảm độ dính của thực phẩm vào răng miệng. Thực phẩm có nhiều xơ như dưa gang, rau diếp...giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bựa vôi. Thực phẩm vô hại cho răng là loại khi ăn không làm tăng nồng độ axit của nước bọt. Pho mát có tác dụng bảo vệ răng khỏi sâu.

Vai trò của nước bọt Nước bọt có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa cũng như bảo vệ răng. Có ba tuyến nước bọt là tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới hàm. Nước bọt có tính kiềm mà nhiệm vụ chính là giữ độ ẩm cho miệng, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm thay đổi axit trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Nước bọt có nhiều canxi và phốt pho nên trung hòa axit do vi khuẩn tạo ra. Sự nhai, ngửi hoặc nhìn thấy món ăn ngon thơm đều khiến ta chảy nước bọt. Sự tiết nước bọt giảm khi ngủ nên miệng thường khô. Nước bọt cũng giảm trong một vài chứng bệnh hoặc do tác dụng của vài loại dược phẩm như thuốc trị kinh phong, trầm cảm, dị ứng, cao huyết áp, thuốc có chất á phiện, các tia phóng xạ trị liệu.

Biết ăn phối hợp Thực phẩm ăn xen kẽ cũng có ảnh hưởng tới khả năng gây sâu răng. Thực phẩm gây sâu răng mà ăn xen kẽ với thực phẩm không gây sâu răng sẽ tốt hơn. Chuối thường hay dính răng, dễ dẫn đến sâu răng, nhưng khi ăn kèm theo uống sữa thì tác dụng xấu giảm đi. Tráng miệng với miếng bánh ga-tô dính răng, sau đó lại nhai miếng pho mát Thụy Sĩ, miệng sẽ sạch mau hơn. Sữa có nhiều canxi, phốt pho nên có tác dụng trung hòa với thực phẩm dễ gây sâu răng, như đường. Dạng lỏng hay đặc của thực phẩm cũng là một yếu tố quan trọng. Thực phẩm lỏng rời miệng mau hơn món ăn đặc nên độ axit cũng thấp hơn. Một viên kẹo cứng ngậm trong miệng cho tan dần tạo ra môi trường thuận lợi cho vi sinh vật nhưng kẹo cao su không đường nhai lâu làm tăng nước miếng và rửa sạch răng. Ngô rang có nhiều chất xơ, ít carbohydrat lên men cho nên tốt cho răng. Chỉ một chút đường trong bánh kẹo cũng đủ làm cho các món này dính lâu trong miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho tác dụng của vi khuẩn.

Hoàn Ngọc (Theo Thế giới tiêu dùng)

Bản gốc: Sức khỏe số - Để răng không còn sâu

Phong tranh cac benh ho hap khi thoi tiet lanh

Số lượt xem: 1136
Gửi lúc 16:00' 19/01/2009

Phòng tránh các bệnh hô hấp khi thời tiết lạnh

Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng là đường hô hấp trên gây nên viêm mũi, họng, xoang... từ đó, nhiễm trùng có thể lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm thanh quản, viêm khí phế quản và phổi rất nguy hiểm. Để phòng tránh các bệnh này cần chú ý một số điểm sau: /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Xem tiếp
Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, bộ phận hô hấp đầu tiên bị ảnh hưởng là đường hô hấp trên gây nên viêm mũi, họng, xoang... từ đó, nhiễm trùng có thể lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm thanh quản, viêm khí phế quản và phổi rất nguy hiểm.

Để phòng tránh các bệnh này cần chú ý một số điểm sau:



Giữ ấm cho cơ thể

Mặc ấm khi ra ngoài, đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn ấm khi đi ra đường, đặc biệt là những người làm việc ngoài trời. Khi không có việc thật cần thiết thì không nên đi ra ngoài trời lúc sáng sớm hoặc đêm khuya vì lúc đó trời lạnh hơn. Khi đi xe đạp và nhất là đi xe máy nên đội mũ bảo hiểm loại che kín được cả đầu lẫn mặt cằm để tránh lạnh gây nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm mũi, họng.                                                                                                                                                &nbs p;                                                                                                                                                                  ;                                                                                                                                                                    &nbs p;                                                                                                                                                                  ;                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        ;                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        ;                                                                                                                                                             &n bsp;                          

Trong nhà cần đóng kín các cửa, các khe, lỗ hở tránh gió lùa. Nếu có điều kiện thì dùng lò sưởi, nhất là các gia đình có trẻ nhỏ vì khả năng chịu lạnh của các cháu kém. Tuy nhiên, cần tránh các kiểu sưởi bằng lò than sẽ gây ngộ độc khí CO2 rất nguy hiểm. Các gia đình có điều kiện dùng điều hòa nhiệt độ cũng không nên để nhiệt độ trong phòng ngủ quá thấp, nhất là đối với những trẻ hàng ngày vẫn đi học hoặc người lớn đi làm, vì khi chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà quá lớn sẽ dễ bị viêm đường hô hấp trên, thông thường nên để khoảng 25 - 27oC.


Điều trị sớm và triệt để

Khi bị viêm nhiễm đường hô hấp trên, cần điều trị sớm và triệt để tránh nhiễm trùng lan xuống phế quản, phổi. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là khai thông đường hố hấp trên của trẻ bằng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý natriclorua 9‰: cho trẻ nằm nghiêng, đầu kê một chiếc khăn mặt bông to, bơm nhỏ dung dịch với nước muối sinh lý (hoặc phun xịt nếu có loại chế phẩm đóng trong bình xịt áp lực) vào lỗ mũi ở phía trên dần dần sao cho dịch chảy đẩy các chất tiết trong lỗ mũi ra lỗ mũi ở phía dưới. Khi thấy dịch mũi chảy ra thì lấy khăn giấy hoặc khăn vải mềm lau sạch, hoặc hút nhẹ dịch, chất tiết ra. Với các cháu nhỏ thường ban đầu các cháu sợ nên giãy giụa, cần có một người giữ chặt các cháu để khỏi giãy, một người bơm nước muối vào mũi. Với các cháu đã biết hỉ mũi, cho cháu ngồi dậy hỉ mũi ra khăn giấy.


Thói quen xấu cần tránh

+ Không hút thuốc lá hay thuốc lào trong nhà, đặc biệt khi có trẻ nhỏ.

+ Từ bỏ rượu vì rượu làm giảm sức để kháng của cơ thể, dễ bị nhiễm lạnh. Chưa kể các trường hợp uống rượu say quá nôn ra thức ăn, trong lúc nôn người đó dễ bị sặc các thức ăn, chất dịch dạ dày vào phế quản gây viêm phổi nặng.


Tăng cường sức đề kháng

Duy trì việc tập thể dục đều đặn, tuân theo chế độ ăn uống và điều trị bệnh đang mắc. Ở những bệnh nhân nằm lâu, cần thay đổi tư thế thường xuyên kết hợp với vỗ rung lồng ngực.

Tiêm phòng cúm hàng năm, tiêm vaccine phế cầu, vaccine phòng vi khuẩn haemophilus cho trẻ em, người trên 65 tuổi, nhất là người có mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim, đái tháo đường, bệnh gan hoặc suy giảm miễn dịch. Có thể dùng một số thuốc tăng cường miễn dịch nhằm gia tăng sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp.

Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối để có sức chống lạnh.

Thường xuyên bảo đảm vệ sinh răng miệng

Tất cả mọi người khi phát hiện mình có các dấu hiệu khác thường như: ho, sốt, khạc đờm, khó thở, đau ngực… phải tới gặp bác sĩ để được xác định bệnh và điều trị kịp thời, tránh không để bệnh tiến triển nặng gây các biến chứng nguy hiểm.

Hoàn Ngọc (Theo Sức khỏe và đời sống)

Bản gốc: Sức khỏe số - Phòng tránh các bệnh hô hấp khi thời tiết lạnh