Tuesday 1 March 2011

Duong nao tu thuo con tho

Số lượt xem: 200
Gửi lúc 14:38' 24/03/2009

Dưỡng não từ thuở còn thơ

Đụng đâu quên đó hay thậm chí lú lẫn là chuyện hầu như bình thường ở người lớn tuổi. Đáng nói ở đây lại là tình trạng đãng trí mới nói đã quên, vừa nghe lại không nhớ nổi của nhiều người còn rất trẻ, của những người bề ngoài hãy còn rất... khỏe!

Đụng đâu quên đó hay thậm chí lú lẫn là chuyện hầu như bình thường ở người lớn tuổi. Đáng nói ở đây lại là tình trạng đãng trí mới nói đã quên, vừa nghe lại không nhớ nổi của nhiều người còn rất trẻ, của những người bề ngoài hãy còn rất... khỏe!

 

Đáng nói hơn nữa là phần lớn nạn nhân thường chỉ quên chuyện hằng ngày, việc xảy ra gần đây còn nóng hổi, trong khi ký ức về chuyện xa xưa vẫn còn nguyên mới lạ. Điều đó chứng tỏ kích ứng thần kinh, bất kể là hình ảnh hay âm thanh, vì lý do nào đó không được gắn vào bộ nhớ lâu dài, vào phần ký ức vốn khó phai nhạt trừ khi bị chấn thương sọ não, hay gặp chấn động tâm lý quá đột ngột. Điều này không có gì khó hiểu khi chuyên gia ngành thần kinh đã chứng minh từ lâu là kích ứng không thể được ghi nhận để trở thành ký ức nếu thiếu cảm xúc đi kèm ở độ sâu tối thiểu nào đó.


 

Ảnh minh họa:  images.google.com


Nhờ cây thuốc

 

"Nhiều người tuy còn trẻ nhưng có bộ não thậm chí thua kém người lớn tuổi chẳng qua vì não bộ mệt nhoài đến độ bỏ cuộc quy hàng trước cuộc sống quá căng thẳng"

 

Hiện tượng này càng rõ nét hơn nữa nếu phần ký ức tạm bợ bị bôi xóa liên hồi bởi tín hiệu khác chiếm ưu thế nhờ hoặc dồn dập hơn về tần số, hoặc hung mãnh hơn về cường độ. Không lạ gì nếu nhiều người tuy còn trẻ nhưng có bộ não thậm chí thua kém người lớn tuổi chẳng qua vì não bộ mệt nhoài đến độ bỏ cuộc quy hàng trước cuộc sống quá căng thẳng.

 

Nhiều cây thuốc phổ biến trong đông y như nhân sâm, bạch quả... có khả năng cải thiện không chỉ tổng trạng của người bệnh mà chức năng tư duy như óc phán đoán, trí suy luận, khả năng học tập và nhất là trí nhớ nếu được dùng lâu dài, thậm chí với liều tương đối thấp, chẳng hạn dưới dạng thực phẩm bổ sung.

 

Một số vị thuốc như thục địa, đinh lăng... có khả năng trì hoãn hay thậm chí ngăn chặn diễn tiến của bệnh run tay Parkinson, theo như kết quả của một số báo cáo y học trong thời gian gần đây. Đừng quên bệnh Parkinson, theo định nghĩa của tây y, vẫn đang là bệnh nan y! Giảm được triệu chứng bệnh mà không cần dùng thuốc hóa chất với đủ loại phản ứng phụ đồng nghĩa với tiếng thở phào nhẹ nhõm cho cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc.

 

Trí nhớ rõ ràng chịu ảnh hưởng của hai yếu tố gắn liền mật thiết: dẫn truyền thần kinh và hàm lượng dưỡng khí. Hay quên, trong nhiều trường hợp, chẳng qua là do gia chủ tìm không ra ký ức trong đống hồ sơ hỗn độn. Muốn nhớ dai, thường khi chỉ cần làm sao bắc cho được nhịp cầu để tín hiệu qua sông vào sâu trong bộ nhớ. Điều đó hoàn toàn khả thi nếu gia chủ đừng quên mượn sức kháng bệnh từ dược thảo có tính hoạt huyết như bạch quả, hay từ cây thuốc có công năng dưỡng não như đinh lăng, hay khéo hơn nữa, từ cả hai.

 

Càng sớm càng tốt

 

Như đã phân tích, muốn "dưỡng não" mà không "hoạt huyết" thì cũng bằng không vì tế bào não lấy gì phục hồi nếu thiếu dưỡng khí! Dùng thuốc đông y thuộc nhóm "hoạt huyết dưỡng não" theo đúng chỉ định và dưới sự hướng dẫn, theo dõi của thầy thuốc là chuyện phải làm. Nhưng nếu bình tâm suy xét thì liệu còn dưỡng được bao nhiêu khi đã tai biến mạch máu não, khi hội chứng Parkinson đã chiếm thế thượng phong, khi bệnh Alzheimer đã gõ cửa vào nhà?

 

Dưỡng não bằng cách quân bình dẫn truyền thần kinh và cung ứng dưỡng khí vì thế là biện pháp không nên chỉ được tập trung vào người cao tuổi, hay người đã bệnh. Cần đi xa hơn nữa, vì đó là liệu pháp chủ động phòng bệnh cho mọi đối tượng lúc còn trẻ, khi bộ não chưa mệt. Bảo trì bao giờ cũng đơn giản hơn sửa chữa.

 

Hồng Nhung

Nguồn tin: Theo Thanh nien online

Bản gốc: Sức khỏe số - Dưỡng não từ thuở còn thơ

No comments:

Post a Comment