Monday 21 February 2011

Phong tranh hoi tho co mui o tre nho

Số lượt xem: 250
Gửi lúc 11:03' 23/07/2009

Phòng tránh hơi thở có mùi ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân làm cho hơi thở có mùi rất đa dạng như vệ sinh răng miệng kém, viêm họng, do thực phẩm, bệnh về lợi, bệnh hốc chân răng, bệnh ống chân răng, sâu răng, ung thư vòm miệng, khô miệng, khuẩn làm tổ chân răng… Nếu mắc bệnh mạn tính cần nhận biết cụ thể nguyên nhân mới có thể chữa trị được. Riêng trẻ nhỏ thay đổi lối sống cũng là nguyên nhân gây bệnh. Để khắc phục nên chú đến một số phương án sau:
1. Nguyên nhân

Nguyên nhân làm cho hơi thở có mùi rất đa dạng như vệ sinh răng miệng kém, viêm họng, do thực phẩm, bệnh về lợi, bệnh hốc chân răng, bệnh ống chân răng, sâu răng, ung thư vòm miệng, khô miệng, khuẩn làm tổ chân răng… Nếu mắc bệnh mạn tính cần nhận biết cụ thể nguyên nhân mới có thể chữa trị được. Riêng trẻ nhỏ thay đổi lối sống cũng là nguyên nhân gây bệnh. Để khắc phục nên chú đến một số phương án sau:




- Áp dụng thực đơn khoa học, cân bằng dưỡng chất.


- Thăm khám bác sĩ nha khoa định kỳ.


- Làm sạch các cáu bẩn, thức ăn bám vào khe răng.


- Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.


- Luyện tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh răng lợi. Việc làm này không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe răng lợi, tăng cường vẻ đẹp mà còn hạn chế những căn bệnh nan y do răng lợi gây ra, đặc biệt là bệnh tim mạch do vi khuẩn ngấm vào máu gây nên.


2. Cách dạy trẻ đánh răng


- Chọn bàn chải có cước mềm: Trên thị trường có rất nhiều loại bàn chải khác nhau nên chọn loại phù hợp độ tuổi của trẻ, có kích thước vừa miệng trẻ để khi trẻ đánh không bị đau. Không nên chọn loại có cước quá dài hoặc quá cứng.


- Sử dụng lượng thuốc vừa đủ: Quá nhiều sẽ gây lãng phí, gây bỏng miệng và rớt xuống quần áo hoặc quá ít sẽ không đủ để làm sạch.


- Vị trí khi đánh răng: Nếu trẻ nhỏ thì các bậc cha mẹ có thể đánh một vài lần để giúp trẻ làm quen cho trẻ đứng bên cạnh, tay phải cầm bàn chải táy trái quàng lên vai trẻ tạo ra thế đứng dễ chịu, thoải mái không bị gò bó.


- Quy định thời gian cụ thể: Có thể dùng đồng hồ cát hoặc bấm giờ cho mỗi lần đánh răng. Theo khuyến cáo của giới nha khoa thì mỗi lần nên đánh 3 phút là hợp lý.


- Đánh mặt sau răng trước: Trước tiên ngửa bản chải và đánh mặt sau răng với thời gian 2 phút, đánh xong hàm trên chuyển xuống đánh hàm dưới, sau đó đánh bề ngoài răng theo chu trình tiến lùi. Những vùng răng lộ nhiều, nhai nhiều thì nên đánh kỹ. Tóm lại là đánh toàn bộ, không để sót, kể cả bề mặt răng.


- Xúc miệng: Sau khi đánh răng xong nên dạy trẻ xúc miệng kỹ rồi nhổ đi, không được nuốt. Nếu nuốt quá nhiều có thể gây hiện tượng nhiễm độc flo và tạo ra các chấm trắng trên răng.


- Cạo dỉ răng, cáu răng: Có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh cao răng, dỉ răng, thức ăn bám vào chân răng, khe răng. Chú ý làm nhẹ nhàng để không gây tổn thương răng và các vùng lợi xung quanh.


- Khen ngợi trẻ: Mỗi lần trẻ đánh răng xong không nên tiết kiệm lời, hãy khen trẻ kịp thời để động viên, giúp trẻ tự tin và duy trì tốt thói quen hữu ích này.


Theo NNVN


Bản gốc: Sức khỏe số - Phòng tránh hơi thở có mùi ở trẻ nhỏ

No comments:

Post a Comment