Saturday 12 February 2011

Mat duoc "van dong", se tranh tat khuc xa

Số lượt xem: 309
Gửi lúc 09:01' 23/11/2009

Mắt được "vận động", sẽ tránh tật khúc xạ

Theo các chuyên gia, nếu cận nặng phải đeo kính thường xuyên, việc chủ động tự điều tiết mắt bằng việc nhìn xa nhìn gần, ngồi máy tính 30 phút phải cho mắt nghỉ. Vệ sinh mắt hàng ngày đúng cách, sử dụng kính mắt đúng số, sẽ giảm thiểu các tật về mắt cho trẻ 

 Nhìn gần, hại mắt

Ông Nguyễn Đức Minh, Phó Giám đốc TT Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện KH Giáo dục Việt Nam cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh bị các tật về mắt (cận, viễn, loạn...) như xem tivi và sử dụng vi tính quá nhiều, đọc truyện tranh kém chất lượng...

Tỷ lệ bị mắc các tật về mắt của học sinh ở thành phố luôn cao hơn học sinh ở nông thôn do tầm nhìn của  trẻ bị ngắn. Thói quen nhìn gần từ 100m trở xuống là một nguyên nhân ít ai để ý khiến các em này bị tật về mắt.

Khi nhìn xa là mắt không tự điều tiết được, phải nhờ đến kính. Đa số phụ huynh khi thấy con mình kêu đau mắt, khó nhìn là đưa đến các cửa hàng kính để đo mắt. Tuy vậy, độ tin cậy của các cơ sở nhỏ lẻ phải xem lại.

a
Nên kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/lần. 

Các yếu tố ảnh hưởng khác như ánh sáng lớp học, bàn ghế sai tiêu chuẩn... cũng tác động không nhỏ. Năm 2008, ông Minh có thực hiện một nghiên cứu tại 3 tỉnh Hà Tĩnh, Hải  Phòng và Đà Nẵng, kết quả cho thấy: Phần lớn học sinh hiện nay không được khám mắt định kỳ.

Đa số trường được kiểm tra đều không có hướng dẫn học sinh bảo vệ mắt, không có bảng đo thị lực cho học sinh. Trên 85% giáo viên được hỏi đều cho biết không hề dạy học sinh nội dung bảo vệ mắt.

60 - 80% học sinh mắc tật khúc xạ đều không biết tình trạng thị lực của mình. Chỉ có khoảng 60% học sinh bị tật khúc xạ sử dụng kính, trong đó nhiều học sinh sử dụng kính không phù hợp.

BS Hoàng Cương, Viện Mắt TW cho biết, bổ sung vô tội vạ các loại thực phẩm cũng như thuốc uống bổ mắt cũng có thể là nguyên nhân làm mắt trẻ kém đi.

Trẻ bị cận có thể uống thêm một số loại vitamin, nhưng không nên uống quá nhiều loại thuốc tổng hợp các loại, ví dụ không nên uống cùng lúc cả dầu cá, dầu gấc... Việc uống cùng lúc quá nhiều loại có thể dẫn đến ngộ độc vì vitamin.

Đeo kính không đúng số làm bệnh nặng thêm

BS Hoàng Cương khuyên, khi trẻ có biểu hiện như nhức mắt, khả năng nhìn bị hạn chế (cúi sát mới đọc được sách, đứng gần mới xem được máy thu hình), nhức đầu, cha mẹ nên đưa con đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt.

Khi đã bị cận thị, trẻ cần đeo kính đúng số, thường xuyên khám lại để điều chỉnh kính theo độ và phát hiện sớm biến chứng như đục dịch kính, thoái hóa võng mạc, bong võng mạc...

Việc đeo kính không đúng số có thể làm giảm thị lực của trẻ, thậm chí khiến bệnh nặng hơn. Một số trẻ có tật khúc xạ một mắt, nếu đeo kính không đúng dễ bị nhược thị và mù một mắt

a
 

Theo các chuyên gia, để phòng bệnh về mắt, trẻ không nên đọc sách, làm việc bằng mắt ở khoảng cách gần liên tục quá lâu.

Sau một giờ đọc sách, làm việc với máy tính cần nghỉ từ 5 - 10 phút, xoa nhẹ mi mắt. Ngoài ra, phòng học, góc học tập cần phải đủ ánh sáng, ngồi học phải đúng tư thế thẳng lưng, đầu hơi cúi về phía trước và mắt cách sách vở khoảng 30 - 35cm... 

Nếu cận thị học đường thì sau 26 tuổi sẽ ngừng tăng số. Tuy nhiên, nếu là cận thị bệnh lý thì bất kể thời gian nào cũng có thể tăng độ. Những người này thì phải đi khám mắt thường xuyên, ít nhất là 6 tháng/lần để kiểm soát khả năng nhìn tốt nhất của mắt.

BS Hoàng Cương (Viện Mắt TW)

Tô  Lan

(theo Bee)


Bản gốc: Sức khỏe số - Mắt được "vận động", sẽ tránh tật khúc xạ

No comments:

Post a Comment