Sunday 20 February 2011

Day thanh dong kin

Số lượt xem: 388
Gửi lúc 08:33' 03/11/2009

Dây thanh đóng kín

Dây thanh nằm sâu trong cổ họng. Với người bị rối loạn chức năng dây thanh, thay vì dây thanh phải mở ra khi hít vào thì nó lại đóng kín gần như hoàn toàn, chỉ còn một khe hở rất nhỏ. Nếu dây thanh bị đóng kín khi hít vào, bệnh nhân sẽ đột ngột bị nghẹt thở, tím tái vì thiếu oxy, thậm chí ngã ngất, ngưng thở, phải cấp cứu đặt nội khí quản giúp thở...


Vừa qua Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM tiếp nhận bệnh nhân T.P. (60 tuổi, TP.HCM) có triệu chứng thường bị lên cơn nghẹt thở khi đang ăn cơm, có lúc bị tím tái...

PGS.TS Lê Thị Tuyết Lan - phụ trách phòng khám hô hấp và thăm dò chức năng BV ĐHYD TP.HCM - cho biết các bác sĩ phát hiện bệnh nhân T.P. bị khó thở là do rối loạn chức năng dây thanh.

Theo PGS Tuyết Lan, rối loạn chức năng dây thanh là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở phụ nữ. Bệnh do bệnh nhân có bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương, do nhiễm trùng hô hấp trên khi bị cảm cúm, do hít phải mùi nồng, gắt của chất tẩy rửa, do căng thẳng thần kinh, vận động mạnh, bị tiết dịch mũi sau, trào ngược dạ dày thực quản.

Dây thanh nằm sâu trong cổ họng. Với người bị rối loạn chức năng dây thanh, thay vì dây thanh phải mở ra khi hít vào thì nó lại đóng kín gần như hoàn toàn, chỉ còn một khe hở rất nhỏ. Nếu dây thanh bị đóng kín khi hít vào, bệnh nhân sẽ đột ngột bị nghẹt thở, tím tái vì thiếu oxy, thậm chí ngã ngất, ngưng thở, phải cấp cứu đặt nội khí quản giúp thở...

Do bệnh nhân khó thở, nghe tiếng rít khi thở, bị các yếu tố kích thích tác động gây cơn khó thở giống suyễn nên nhiều bệnh nhân đã bị chẩn đoán nhầm là suyễn và được chỉ định dùng thuốc cắt cơn, ngừa cơn như suyễn nhưng không khỏi bệnh.

Khi đo hô hấp ký, bác sĩ sẽ phát hiện bệnh nhân có bất thường trong khi hít vào. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bệnh nhân đếm thật nhanh từ 1-50 để kích cơn rối loạn chức năng dây thanh và cho nội soi tai mũi họng, sẽ "bắt" được hình ảnh dây thanh bị khép lại khi bệnh nhân hít vào.

Khi bị rối loạn chức năng dây thanh, bệnh nhân không phải dùng thuốc mà chỉ cần tập luyện phục hồi chức năng là khỏi bệnh. Bệnh nhân có thể kiểm soát cơn khó thở bằng cách sau: khi bắt đầu lên cơn khó thở, cần bình tĩnh hít sâu vào bằng mũi, thở ra bằng miệng.

Đồng thời, dùng hai ngón tay đặt vào vị trí hõm đằng sau vành tai, trước mấu xương chũm rồi ấn mạnh vào theo hướng đưa ra phía trước cho đến khi có cảm giác đau. Cách này giúp dây thanh mở ra được và bệnh nhân sẽ qua cơn khó thở.

Ngoài ra, bệnh nhân cần tập kiềm chế cảm xúc, tập thư giãn, tránh cơn xúc động, căng thẳng quá.

Theo Lê Thanh Hà / Tuổi Trẻ


Bản gốc: Sức khỏe số - Dây thanh đóng kín

No comments:

Post a Comment